In phun là gì? Ưu, nhược điểm của kỹ thuật in phun

Cẩm nang in ấn 31 Tháng Ba, 2019
6,688 0

In phun là một kỹ thuật in trực tiếp mà các khuôn in không cần phải tiếp xúc với bề mặt in, chúng sử dụng các giọt mực nhỏ thông qua phần đầu in mà đầu in sẽ di chuyển liên tục trên băng truyền cho đến khi quá trình in ấn hình ảnh được hoàn thành. Máy in phun là loại máy in được sử dụng phổ biến nhất bao gồm cả những máy nhỏ giá rẻ đến các máy chuyên nghiệp đắt tiền.

Khái niệm in phun bắt nguồn từ thế kỷ 20. Công nghệ này được phát triển rộng rãi lần đầu tiên vào những năm 1950. Bắt đầu từ cuối những năm 1970, các máy in phun có thể in hình ảnh kỹ thuật số đã được phát triển chủ yếu bởi Epson, Hewlett- Packard (HP) và Canon.

Giấy sử dụng cho máy in phun

Giấy cho máy in phun Canon

Giấy cho máy in phun Canon

Giấy sử dụng cho máy in card visit nói riêng và các loại in ấn khác nói chung là loại giấy có tráng phủ lên mặt một lớp hợp chất vô cơ. Chủ yếu để ngăn mực in phun loang ra trong giấy, giúp bản in có được màu sắc chính xác, sắc sảo, trong trẻo, nét và có tuổi thọ lâu dài.

Giấy in phun được thiết kế đặc biệt cho các máy in phun thường có thể nhận biết được thông qua định lượng, độ sáng, độ mịn và độ đục của tờ giấy.

In phun chuẩn đòi hỏi giấy in phải có độ hút nước vừa đủ để bắt mực nhưng phải tránh độ loang của dung môi mực trên bề mặt và trong lòng tờ giấy.

Các loại giấy văn phòng thông dụng có định lượng từ 80 đến 100gsm đều có thể dùng để in phun. Tuy nhiên, những loại giấy này chỉ cho kết quả in phun tốt khi chỉ in chữ hoặc hình vẽ đồ họa không đòi hỏi độ chính xác về màu sắc cao.

Đọc thêmCác Kỹ Thuật In Phổ Biến Nhất Năm 2019

Quy trình in phun

Quy trình in phun tương đối đơn giản vì sử dụng công nghệ in trực tiếp nên file được truyền trực tiếp từ hệ thống máy tình điều khiển đến máy in sau khi thông qua phần mềm RIP. Các file đầu vào được sử dụng thường là PDF, PS, ÉP, TÌ, JPI; nhưng thông dụng nhất là TIFF. Về độ phân giải thì đối với bản in có kích thước nhỏ để bản in được rõ nét và đẹp.

Các bước trong quá trình in phun

Bước 1: Ấn định file cần được in.

Bước 2: Chuẩn bị màu in cho máy, kiểm tra các bộ phận của máy in để đảm bảo máy hoạt động tốt.

Bước 3: Kết nối thiết bị máy tính với máy in để truyền các dữ liệu file. Phần mềm RIP nhận file. Lúc này, phần mềm sẽ hỗ trợ một số chức năng phụ như ghép, thu phóng hoặc di chuyển các hình ảnh để người dùng định hướng được hình ảnh sau khi hoàn tất công đoạn in.

Bước 4: Khởi động máy, tiến hành in phun tự động. Lúc này, cartridge mực của máy in sẽ di chuyển nhịp nhàng trong phạm vi 2 đầu của máy in và chạy dài hết khổ in với nguyên tắc phun mực dựa trên tín hiệu dữ liệu đầu vào và di chuyển theo hướng vuông góc với hướng di chuyển của Cartrige mực. Sau khi in xong, vật liệu sẽ được di chuyển qua hệ thống sấy bằng nhiệt hoặc hồng ngoại tùy theo trang bị của máy.

Bước 5: Lấy bản in ra khỏi máy và kết thúc quá trình in phun.

Ưu, nhược điểm của in phun

Máy in phun Canon

Máy in phun Canon

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà kỹ thuật in phun mang lại, nó cũng có những nhược điểm nhất định. Cụ thể ưu, nhược điểm của in phun như sau:

Đọc thêm:

Ưu điểm của in phun

So với các máy in màu trước đây, máy in phun có một số lợi thế. Chúng hoạt động êm hơn so với máy in ma trận điểm ảnh hoặc máy in daisywheel. Chúng có thể in các chi tiết mịn hơn, mượt mà hơn thông qua độ phân giải cao hơn.

So với các công nghệ như sáp nhiệt  và in laser, máy in phun có ưu điểm là thực tế không có thời gian làm nóng và chi phí thường thấp hơn.

Một số loại máy in phun công nghiệp hiện nay có khả năng in ở tốc độ rất cao, ở định dạng rộng hoặc cho nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau, từ bảng hiệu, dệt, gốm sứ và in 3-D vào các ứng dụng y sinh và mạch dẫn điện.

Công nghệ in phun phù hợp để in ấn phẩm số lượng nhỏ và không yêu cầu quá gấp về thời gian.

Tham khảo thêm các kỹ thuật in phổ biến khác:

Nhược điểm của in phun

Các máy in phun có yêu cầu khá cao về loại giấy và chất liệu in để tránh tình trạng nhòe màu, màu in không thấm giấy, chất lượng hình ảnh kém chân thực.

Mực in phun cũng là điều đáng lo ngại. So với các hình thức in khác, mực in phun khá đắt do vật giá thành của in phun cũng vì thế mà tăng lên đáng kể. Nhiều nhà sản xuất máy in phun không khuyến khích khách hàng sử dụng mực của bên thứ ba. Họ nói rằng điều đó có thể làm hỏng đầu in do không cùng công thức hoặc gây rò rỉ và tạo ra chất lượng in kém hơn.

Do kỹ thuật in phun là in màu trực tiếp trên giấy vì vậy không thể tránh khỏi tình trạng bay màu nhanh hơn so với các công nghệ in khác.

Hi vọng những thông tin về kỹ thuật in phun mà In ấn AZ cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn

Nguồnhttps://inanaz.com.vn

Để nhận được tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành tại in ấn AZ. Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần inanaz

Xưởng sản xuất: Lô D10-8 Cụm làng nghề Triều Khúc (Ngõ 300 Nguyễn Xiển), Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Số 69 Vĩnh Hồ - Đống Đa - Hà Nội ( Cách cầu ngã tư sở 50m)

Hotline: 0984.606.605 - 02436.950.888

Website: inanaz.com.vn

Chia sẻ: