Định lượng giấy là gì?

Cẩm nang in ấn 6 Tháng mười một, 2019
3,586 0

Khái niệm định lượng được sử dụng trong trường hợp xác định mật độ khối lượng theo diện tích của một vật liệu mỏng. Định lượng giấy được hiểu khái quát là khối lượng của tấm vật liệu với một đơn vị diện tích chuẩn. Nó được tính bằng thương số giữa khối lượng vật liệu trên một đơn vị đo diện tích – GSM. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về định lượng giấy qua bài chia sẻ sau đây của cẩm nang in ấn AZ.

Định lượng giấy
Định lượng giấy là gì?

Định lượng giấy là gì?

Định lượng giấy là thuật ngữ có tên tiếng Anh là “Grams per Square Meter” – viết tắt là GSM (số gram trên mỗi mét vuông). Số GSM càng cao tức là nó càng nặng cũng đồng nghĩa tờ giấy đó càng dày. Tuy nhiên, không phải tất cả giấy có độ dày bằng nhau sẽ có cùng định lượng GSM. Điều đó còn tùy thuộc vào loại bột giấy được dùng để tạo ra nó. Theo đó, giấy sử dụng loại bột nhẹ sẽ dày hơn giấy sử dụng loại bột nặng (Wikipedia).

Thiết bị định lượng bao gồm:

  • Dao cắt mẫu chính xác
  • Khuôn hình chữ nhật để cắt mẫu
  • Cân có sai số cho phép +/- 0.5 %, độ nhạy +/- 0.2 % khối lượng thật của vật
  • Ẩm kế đo chính xác độ ẩm không khí
  • Nhiệt kế được chia độ một cách chính xác
Thiết bị định lượng giấy
Cân có sai số cho phép là một trong những thiết bị định lượng giấy

Tại sao cần định lượng giấy?

  • Thứ nhất, vai trò và mục đích của của các sản phẩm in ấn có sự khác nhau cho nên cần chọn chất liệu giấy phù hợp. Bởi vì, định lượng quyết định đến độ bền, cứng, dày, mỏng, khả năng chịu lực,… của ấn phẩm. VD: Bao bì với mục đích chứa đựng, vận chuyển hàng hóa sẽ có độ dày, bền cao. Đối với các ấn phẩm được dùng để chứa đựng, truyền tải thông tin thì không yêu cầu quá cao về độ dày và bền.
  • Thứ hai, định lượng giấy phù hợp để thỏa mãn nhu cầu, mục đích sử dụng và chi phí mà khách hàng bỏ ra.
  • Thứ ba, định lượng giấy giúp quá trình vận hành của máy in suôn sẻ hơn. Giấy in quá mỏng hoặc quá dày sẽ ảnh hưởng đến máy in (linh kiện hư hỏng, giấy bị kẹt bên trong).
Tại sao cần định lượng giấy
Định lượng giấy phù hợp để thỏa mãn nhu cầu, mục đích sử dụng và chi phí

Cách định lượng giấy

Tùy theo yêu cầu của người sử dụng mà có các cách định lượng giấy khác nhau. Tuy nhiên, những ứng dụng từ giấy in chỉ sử dụng một số định lượng giấy như sau:

  • Định lượng giấy từ 35 GSM đến 55 GSM: Giấy mỏng, mềm và có thể nhìn thấy chữ ở mặt sau. Nó thường được áp dụng để in báo, tờ rơi với giá rẻ.
  • Định lượng giấy từ 90 GSM đến 100 GSM: Phù hợp với việc in những ấn phẩm có độ dày, cứng và độ nặng vừa phải. Đồng thời còn có thể đóng thành từng tập không quá dày.
Giấy định lượng 90 GSM
Giấy từ 90 GSM đến 100 GSM thường được sử dụng để thiết kế ấn phẩm
  • Định lượng giấy từ 120 GSM đến 140 GSM: Sản phẩm có độ cứng cao nên thường được dùng để bìa sách, ấn phẩm yêu cầu về độ cứng cao hoặc in các quảng cáo trưng bày ngoài trời.
  • Định lượng giấy từ 210 GSM đến 300 GSM: Sản phẩm có định lượng như thế này thường rất cứng và dày. Người ta thường áp dụng định lượng này để thiết kế bao bì sản phẩm, hộp giấy hay ấn phẩm quảng cáo ngoài trời.
Giấy định lượng 35 GSM
Giấy từ 35 GSM đến 55 GSM khá mỏng, mềm và có thể nhìn thấy chữ ở mặt sau
  • Định lượng giấy từ 350 GSM đến 400 GSM: Đây là loại ấn phẩm có độ dày, cứng và trọng lượng lớn nhất.
  • Định lượng giấy thông thường: Sử dụng để định lượng giấy để in phong bì, catalog,..
Giấy định lượng 210 GSM
Giấy từ 210 GSM đến 300 GSM thường dùng để thiết kế bao bì sản phẩm

Xin giấy chứng nhận định lượng giấy ở đâu?

Có rất nhiều tổ chức chứng nhận quốc tế đang hoạt động về định lượng giấy ở Việt Nam:

  • SGS – Thụy Sĩ
  • ITS – Mỹ
  • BVQI – Anh
  • DNV – Na Uy
  • TUV Nord – Đức
  • Apa – Pháp
  • QMS – Úc
  • …vv

Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cũng được công nhận tại Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Trong số đó, “Chứng nhận kiểm định chất lượng quốc tế” được cấp bởi SGS về định lượng giấy được cho là đảm bảo chất lượng quốc tế và đáng tin cậy. Trên thực tế, các nhà sản xuất giấy đã ghi sẵn thông số định lượng để khách hàng có thể dễ dàng nhận biết. Tuy vậy, không phải là không bao giờ xảy ra sự cố sai số. Các chỉ số định lượng có sự chênh lệch có thể do nguyên nhân chủ quan (kỹ thuật sản xuất) hoặc khách quan (độ ẩm, thời tiết, nhiệt độ không khí,…).

Tổ chức SGS – Thụy Sĩ
Tổ chức SGS – Thụy Sĩ

Trên đây, In ấn AZ đã giúp bạn có đáp án cho câu hỏi định lượng giấy là gì? Ý nghĩa của định lượng giấy? Cách định lượng giấy và đơn vị chứng nhận định lượng giấy. Để biết thêm thông tin về xu hướng in ấn đang thịnh hành và những ấn phẩm độc đáo, thu hút bạn đừng quên truy cập website inanaz.com.vn thường xuyên nhé! Nếu còn điều gì thắc mắc về định lượng giấy bạn cũng đừng ngại để lại bình luận bên dưới để In ấn AZ kịp thời giải đáp.

Hãy để InanAZ có cơ hội đồng hành cùng Quý khách

Chia sẻ: