Kỹ thuật phủ UV định hình

Cẩm nang in ấn 5 Tháng Mười Một, 2019
5,384 0

Phủ UV định hình là gì? Gồm những phương pháp nào? Nguyên lý phủ UV định hình? Ưu điểm của công nghệ in UV ra sao? Ứng dụng và lưu ý của công nghệ in UV như thế nào? Đọc ngay bài viết sau đây của cẩm nang in ấn AZ để có câu trả lời chi tiết nhất.

Kỹ thuật phủ UV định hình

Phủ UV định hình là gì?

Hiểu thêm về:

In UV là gì? Lớp phủ UV là gì?

In UV là gì?

Trong lĩnh vực in kỹ thuật số, in UV là một phương pháp in cao cấp. In UV chính là việc in phun trực tiếp lên bề mặt vật liệu bằng mực in UV, sấy khô ngay lập tức bằng đèn UV led hay đèn UV thủy ngân. Hiện nay, in UV đang dần thay thế công nghệ in bằng mực Dye, Solvent,…

In UV lên kính

In UV lên kính

Lớp phủ UV định hình là gì?

Lớp phủ UV định hình là hợp chất (kaolinit, calcium, polyethylene) được áp dụng cho giấy ướt và được làm khô ngay lập tức bằng ánh sáng cực tím. Lớp phủ này có thể được áp dụng cho tổng thể hoặc một phần sản phẩm. Nó có thể được thay đổi về độ dày và phản xạ. Lớp phủ UV có khả năng chịu nước, không thấm nước.

Phủ UV định hình gồm những phương pháp nào?

Phủ toàn phần

Phủ toàn phần là việc tráng phủ toàn bộ tờ in bằng sử dụng vecni UV nhằm mục đích giảm trầy xước, tăng độ bóng cho sản phẩm.

Phủ từng phần, cục bộ

Phủ từng phần, cục bộ là việc tráng, phủ những vị trí cần hiệu ứng UV.

Phủ UV bằng việc sử dụng mực in UV

Sử dụng mực in UV là việc in phun trực tiếp lên bề mặt vật liệu bằng mực in UV, sấy khô ngay lập tức bằng đèn UV led hay đèn UV thủy ngân (Wikipedia).

Phủ UV định hình

Phủ UV định hình

Nguyên lý phủ UV định hình

Nguyên lý phủ UV định hình có nguyên lý giống như in offset. Tuy nhiên, phủ UV định hình sử dụng mực in UV thay vì mực in thông thường. Phủ UV định hình áp dụng phương pháp in phẳng. Hình ảnh và thông tin được thể hiện trên bản in có tính quang hóa giúp tạo ra các phần tử không in thì bắt nước còn phần tử cần in thì bắt mực. Hình ảnh trên khuôn in phải cùng phương với tờ in sẽ được in ra – hình ảnh thuận. Nói chung, kỹ thuật phủ UV định hình phức tạo hơn nhiều so với in offset. Bởi vì, nó đòi hỏi có hệ thống sấy khô mực UV (đèn sấy UV) và rất nhiều công đoạn khác như flame, xử lý corona, UV nitro, plasme,…

Nguyên lý phủ UV định hình

Phủ UV định hình sử dụng mực in UV thay vì mực in thông thường

Ưu điểm của công nghệ in UV

Công nghệ in UV mang những ưu điểm vượt trội sau đây:

Tính thẩm mỹ cao: Công nghệ này có thế mạnh nổi trội đó là tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm nhờ bề mặt in UV có độ sáng bóng. Đồng thời, công nghệ này cũng có thể tạo ra bề mặt sần hoặc phẳng tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Mực in bền màu và khô nhanh: Công nghệ in UV sử dụng mực tin ít bị biến dạng theo thời gian – bền màu. Rất hiếm sản phẩm có độ bền màu cao như sản phẩm của công nghệ này. Trung bình, tuổi thọ của sản phẩm áp dụng công nghệ UV là trên 10 năm. Bên cạnh đó, mực in UV khô nhanh thông qua hệ thống sấy.

Ưu điểm của công nghệ in UV

Công nghệ in UV mang hàng loạt ưu điểm vượt trội so với các công nghệ in khác

Tạo được đa dạng hiệu ứng: in nổi, bóng, metal, UV cát,… và in được trên nhiều vật liệu.

An toàn đối với người sử dụng và thân thiện với môi trường: Công nghệ này ra đời nhằm khắc phục nhược điểm chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường của các kỹ thuật in khác.

Ứng dụng của công nghệ in UV

Công nghệ in UV được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cụ thể:

  • In UV cuộn trên hiflex, decal, vải canvas
  • In UV lên decal, backlit, mica
  • Làm trần xuyên sáng cao cấp, In lên pet dẻo
  • In UV lên nhôm, inox, alu
  • In UV lên kính trang trí nội thất ở văn phòng, công ty, nhà ở
  • In UV lên bìa vở, sách, album, photo
  • In 3D, in nổi, in tranh 3D
  • In UV lên quà lưu niệm, vải,…

In UV cuộn trên hiflex

In UV cuộn trên hiflex

Lưu ý khi sử dụng công nghệ in UV

  • Sử dụng chất rửa riêng khi dùng mực UV khi vệ sinh ống kép, blanket,…
  • Các ống ép trong máy phải được làm từ vật liệu có khả năng chịu được tính chất hóa học của mực in UV.
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và thành phần của dung dịch nước nhằm tránh để dung dịch này bị lẫn trong mực khi in.
  • Để tránh tình trạng biến dạng của mực khi thay đổi nhiệt độ cần lắp đặt bộ phận theo dõi nhiệt độ của ống và khay mực.
  • Kiểm tra lại độ mực sau khi in xong bằng keo, nếu băng keo còn dính mực có nghĩa là nó chưa hoàn toàn khô.

Lưu ý khi sử dụng công nghệ in UV

Các ống ép trong máy in UV phải được làm từ vật liệu chịu được tính chất hóa học của mực in UV

Như vậy, công nghệ in UV được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Nó mang trong mình hàng loạt ưu điểm vượt trội so với các công nghệ in khác. Nếu còn vấn đề gì chưa hiểu về công nghệ này, bạn đừng ngại để lại bình luận bên dưới để In ấn AZ kịp thời giải đáp. Bạn đừng quên truy cập website inanaz.com.vn thường xuyên để cập nhật nhiều xu hướng thiết kế, công nghệ in mới nhất để có những sản phẩm đẹp mắt, thu hút khách hàng nhé!

Nguồn: https://inanaz.com.vn/

Để nhận được tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành tại in ấn AZ. Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần inanaz

Xưởng sản xuất: Lô D10-8 Cụm làng nghề Triều Khúc (Ngõ 300 Nguyễn Xiển), Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Số 69 Vĩnh Hồ - Đống Đa - Hà Nội ( Cách cầu ngã tư sở 50m)

Hotline: 0984.606.605 - 02436.950.888

Website: inanaz.com.vn

Chia sẻ: