Ý nghĩa phong tục lì xì Tết tại Việt Nam, những lưu ý khi lì xì

Cẩm nang in ấn 10 Tháng mười, 2024
10 0

Phong tục lì xì Tết là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong dịp đầu năm mới tại Việt Nam. Từ trẻ nhỏ đến người lớn, ai ai cũng háo hức nhận những phong bao lì xì như một lời chúc phúc, một khởi đầu thuận lợi cho năm mới. Phong tục này thể hiện tinh thần đoàn kết và sự gắn bó trong gia đình và cộng đồng, mang lại không khí ấm áp, hân hoan cho Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng In ấn AZ tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Phong tục lì xì Tết tại Việt Nam

Khái niệm lì xì và ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam

Phong tục lì xì có nguồn gốc từ văn hóa của các nước Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc. Từ “lì xì” bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc là “lợi thị” (利是), mang ý nghĩa chúc phúc, mang lại may mắn và tài lộc

Theo truyền thuyết, một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa để hại trẻ em. Một lần, 8 vị tiên đi ngang và hóa thành những đồng tiền bảo vệ chúng. Cha mẹ gói đồng tiền vào vải đỏ, khiến chúng phát sáng, làm yêu quái sợ hãi bỏ chạy. Từ đó, người dân giữ phong tục bỏ tiền vào túi đỏ tặng trẻ em vào dịp Tết. Và đó chính phong tục lì xì hiện nay.

Tại Việt Nam, tục lì xì Tết đã trở thành một phần không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán. Trong những ngày đầu xuân, mọi người thường lì xì cho nhau. Người Việt tin rằng, nhận lì xì trong những ngày đầu năm sẽ mang lại phúc lộc và sự may mắn suốt cả năm.

Bao lì xì cũng thay đổi theo thời gian sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc. Cùng với đó là kèm lời chúc hoặc hình ảnh biểu tượng khác biệt theo từng năm. Ngoài tiền mặt, ngày nay nhiều người chọn lì xì điện tử qua ứng dụng ngân hàng, vừa nhanh gọn vừa tiện lợi, nhất là khi gửi cho người ở xa.

Khái niệm lì xì và ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam

Cách lì xì để cho ngày Tết thêm ý nghĩa

Để phong tục lì xì trở nên ý nghĩa hơn, cần chú trọng cả vào nội dung lẫn hình thức.

Bao lì xì đẹp

Bao lì xì đẹp làm tăng niềm vui cho người nhận, thể hiện sự quan tâm của người tặng. Có thể chọn những mẫu lì xì có họa tiết các con giáp, hoa mai, hoa đào. Bên cạnh các đó, những mẫu bao lì xì hiện đại, hottrend cũng là lựa chọn hấp dẫn. Các thiết kế sáng tạo nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần truyền thống, phù hợp với thị hiếu của cả người lớn và trẻ nhỏ.

Với các doanh nghiệp có thể in bao lì xì có in logo của công ty. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp, góp phần tạo dựng thương hiệu trong mắt đối tác và khách hàng.

=>>Xem thêm: Xu hướng thiết kế bao lì xì

Cách lì xì để cho ngày Tết thêm ý nghĩa

Những con số lì xì ý nghĩa, may mắn

Con số chọn để lì xì cũng mang ý nghĩa rất lớn trong văn hóa Việt Nam. Một số người tin rằng việc chọn số tiền lì xì có thể ảnh hưởng đến vận may của người nhận trong năm mới.

Những con số như 200, 500, 1.000 thường được ưa chuộng vì mang ý nghĩa phát đạt, sung túc. 68, 99, 86, 99 cũng được xem là những con số may mắn, thành công trong công việc.

Những con số lì xì ý nghĩa, may mắn

Lời chúc mừng tuổi

Đi kèm với những phong bao lì xì sẽ là những lời chúc thể hiện tình cảm, sự quan tâm và lòng trân trọng đối với người nhận.

Với trẻ em, hãy chọn những lời chúc vui vẻ, dễ hiểu và gần gũi, như “Chúc cháu học hành giỏi giang, năm mới ăn nên làm ra“. Còn đối với người lớn tuổi, lời chúc nên thể hiện sự tôn kính và kính trọng. Ví dụ như “Chúc ông bà sức khỏe, sống lâu trăm tuổi.”

Những lời chúc chứa đựng mong muốn người nhận có thêm sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơn.

Lời chúc mừng tuổi

Sự khác biệt và tương đồng giữa các miền khi lì xì

Lì xì là phong tục truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán ở cả ba miền, biểu tượng cho lời chúc thịnh vượng cho người nhận. Tuy vậy, giữa mỗi vùng miền lại có những sự khác biệt nhỏ tạo nên sự đa dạng trong nét văn hóa lì xì.

Miền Bắc

Nét văn hóa của người miền Bắc luôn mang đậm tính truyền thống và lễ nghi. Đặc biệt trong những dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán. Mọi người tuân thủ các quy tắc ứng xử một cách cẩn trọng và kính trọng. Họ thường ưu tiên mừng tuổi người lớn trước. Vào sáng mùng 1, con cháu trong gia đình sẽ quây quần chúc Tết ông bà, cha mẹ. Và sau đó mới đến lượt trẻ em được lì xì.

Miền Trung

Hình ảnh người dân miền Trung giản dị được thể hiện rõ trong văn hóa Tết của họ. Người miền Trung không quá đặt nặng giá trị của số tiền lì xì, mà coi trọng tấm lòng hơn. Vì vậy, tiền lì xì thường có giá trị nhỏ, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa.

Ở một số địa phương, người ta thường lì xì những số tiền lẻ, mang ý nghĩa chúc cho người nhận luôn có tiền tài dư dả, cuộc sống sung túc suốt cả năm.

Miền Nam

Miền Nam là vùng đất có nền văn hóa đa dạng với nhiều phong tục tập quán độc đáo. Phong tục lì xì có phần thoải mái hơn so với miền Bắc và miền Trung. Nhiều khi chỉ là trao phong bao lì xì nhanh gọn, kèm lời chúc may mắn.

Người miền Nam có thể lì xì từ sau giao thừa cho đến hết kỳ nghỉ Tết.

Sự khác biệt và tương đồng giữa các miền khi lì xì

Những điều cần lưu ý khi lì xì ngày Tết

Lì xì là một nét đẹp văn hóa của người Việt, tuy nhiên để tránh những điều không hay, cần lưu ý đến một số vấn đề nhất định. Dưới đây là những điều nên tránh khi lì xì trong dịp Tết.

  • Không dùng bao lì xì có hình ảnh, nội dung không phù hợp, nhất là khi lì xì người lớn.
  • Tránh bao lì xì màu tối, vì không hợp với không khí Tết.
  • Hạn chế lì xì số 4 và số 7 vì chúng được xem là không may mắn.
  • Không lì xì tiền nhàu nát, nên chọn tiền mới, phẳng.
  • Đừng mở bao lì xì ngay trước mặt người tặng, nên chờ sau khi họ rời đi.
  • Không so sánh hoặc vòi thêm tiền lì xì, tránh làm mất ý nghĩa phong tục.
  • Ở miền Bắc, tránh lì xì số lẻ, vì số chẵn tượng trưng cho sự trọn vẹn.

Phong tục lì xì ngày Tết là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Hình ảnh những đứa trẻ háo hức nhận lì xì đã trở thành một trong những khoảnh khắc đẹp nhất của Tết Nguyên đán. Dù xã hội có phát triển đến đâu, phong tục lì xì vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng mỗi người Việt.

Những điều cần lưu ý khi lì xì ngày Tết

Chia sẻ: